Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Như Thế Nào Là Đúng Cách?

Ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại các thành phố lớn, khu vực đông dân cư hay quanh các cụm công nghiệp đang là vấn đề được quan tâm nhất hiện nay. Vậy, xử lý nước thải sinh hoạt như thế nào là đúng cách?

Xử lý nước thải sinh hoạt như thế nào là đúng cách?

Nước thải sinh hoạt là gì?

Nước thải sinh hoạt là tên gọi chung của tất cả các loại nước được thải bỏ từ quá trình hoạt động của con người. Vì vậy, nước thải sinh hoạt được chia thành 2 loại chính là: nước thải từ hoạt động sử dụng của con người và nước thải được bài tiết do con người. Trong đó:

a) Nước thải từ hoạt động sử dụng của con người

Là nước bẩn được thải bỏ từ các hoạt động thường nhật của con người như: chế biến thực phẩm, vệ sinh vật dụng từ khu vực nhà bếp,… hay nhu cầu tắm gội, giặt giũ từ nhà tắm.

b) Nước thải do quá trình bài tiết của con người

Đặc điểm của loại nước thải này là thường có màu và nặng mùi. Được thải ra từ khu vực nhà vệ sinh, chứa thành phần ô nhiễm phức tạp có thể gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên, ngoài ra còn làm tăng mức độ ô nhiễm của không khí.

Xử lý nước thải sinh hoạt tại các hộ gia đình như thế nào đúng cách?

Nước thải từ mỗi khu vực có những đặc thù riêng và mức độ ô nhiễm cũng khác nhau. Do vậy, tùy theo từng loại nước thải mà sẽ có những cách xử lý phù hợp.
 
Trên thực tế, có nhiều phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt khác nhau như: phương pháp hóa lý, phương pháp sinh học, phương pháp hóa sinh, phương pháp cơ học. Song, phương pháp sinh học dùng men vi sinh thường được các chuyên gia khuyên dùng tại các hộ gia đình bởi lượng nước thải sinh hoạt không quá nhiều, và nồng độ ô nhiễm vẫn có thể được xử lý đơn giản hơn so với các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất,…
 
Cụ thể:

1) Xử lý nước thải từ nhà bếp

Theo các chuyên gia, nước thải từ khu vực nhà bếp chứa nhiều tạp chất hữu cơ và một số thành phần khó xử lý như: dầu mỡ, chất béo, cáu cặn hữu cơ. Vì đặc tính không tan trong nước nhưng lại có khả năng kết dính cao, các tạp chất này có thể bám dọc theo thành ống dẫn hoặc tích tụ trong cống lâu ngày gây tắc nghẽn thoát nước. Không chỉ vậy, quá trình phân hủy của chúng có thể gây ra mùi hôi khó chịu, cũng như gây ô nhiễm khi thải ra môi trường tự nhiên.
 
Để xử lý nước thải từ nhà bếp hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo các hộ gia đình nên định kỳ sử dụng men vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt để tăng cường quá trình phân hủy hữu cơ dầu mỡ, chất béo và vụn thực phẩm lẫn trong nước thải. Không chỉ giúp cống thoát nước luôn thông thoáng, còn góp phần làm giảm nồng độ BOD, COD, TSS,… của nước thải trước khi thải ra cống thoát nước tập trung.

2) Xử lý nước thải từ nhà tắm, nhà vệ sinh

Như đã nói ở trên, nước thải từ khu vực nhà vệ sinh có thành phần ô nhiễm phức tạp. Các chỉ số COD, BOD, Nitơ, Photpho,… thường chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, nếu không được xử lý hiệu quả sẽ gây ra nhiều hệ lụy ô nhiễm môi trường khi thải ra bên ngoài. Minh chứng cụ thể nhất là những kênh rạch đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại Tp.HCM, quanh năm bốc mùi hôi thối ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người dân xung quanh.
 
Ngoài ra, mùi hôi có thể xộc ngược vào nhà gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu hít thở thường xuyên.
 
Vậy, làm thế nào để xử lý nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh đúng cách?
 
Để đạt hiệu quả xử lý cao nhất, các chuyên gia từ phòng nghiên cứu AWANE.VN đã chia khu vực này thành 2 vấn đề cần xử lý. Trong đó:
 
a) Xử lý nước thải từ bài tiết con người
 
Hầu hết hộ gia đình đều được trang bị bể tự hoại, một lượng nước thải được thu gôm và xử lý tại đây trước khi thải ra môi trường. Tuy vậy, vì lượng chất thải và nước thải trong bể tăng dần theo thời gian, nếu hệ thống vi khuẩn không đủ mạnh sẽ làm chậm quá trình phân hủy chất thải.
 
Bên cạnh đó, chất thải có thể đóng bám lâu ngày dưới bồn cầu dẫn đến tình trạng nước thải thoát chậm khi xả, hoặc thậm chí là tắc nghẽn bồn cầu.
 
Để ngăn chặn các sự cố kể trên, mỗi hộ gia đình nên định kỳ sử dụng các gói men vi sinh bán sẵn như: men xử lý hầm tự hoại EcoClean Septic, EcoFlush,… để làm tăng khả năng phân hủy chất thải trong bể phốt.
 
b) Xử lý nước thải từ hoạt động tắm gội, giặt giũ
 
Loại nước thải này thường ít bị ô nhiễm hơn cả. Bởi thành phần các chất gây ô nhiễm có trong loại nước thải này không đáng kể. Do đó, khu vực này chỉ cần lưới lọc để giữ lại cặn mà thôi. Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung men vi sinh định kỳ để giúp cống thoát nước luôn được trơn tru.
 
Như vậy, Awane.vn vừa chia sẻ đến bạn những kiến thức xử lý nước thải sinh hoạt đúng cách. Hãy theo dõi Awane.vn để cập nhật những bài viết hay mỗi ngày nhé! 
 
Bạn hài lòng về bài viết này chứ? Hãy cho chúng tôi biết nhé.
  • TỪ KHÓA:
  • men vi sinh , men vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt , men xử lý hầm tự hoại EcoClean Septic
Chương trình khuyến mãi   Xem thêm
news letter icon

Đăng ký nhận bản tin Awane

Đừng bỏ lỡ hàng ngàn sản phẩm và chương trình siêu hấp dẫn

© 2019 AWANE.VN - All Rights Reserved. - Design by: minhchien.xyz
 

X