Các Bước Làm Phân Hữu Cơ Tại Nhà Đơn Giản, Dễ Thành Công

Hiện nay việc trồng cây xanh cũng như rau củ tại nhà ở khu vực thành phố đang ngày càng nở rộ. Một vấn đề chính đó là nguồn phân bón để chăm bón cho cây để đảm bảo chất dinh dưỡng. Phân bón phải vừa an toàn với cây cối và sức khỏe của thành viên gia đình. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu các bước thực hiện việc chế tạo phân hữu cơ ngay tại nhà để đảm bảo sức khỏe.

Các bước làm phân hữu cơ tại nhà đơn giản, dễ thành công

Phân hữu cơ là gì?

Là loại phân có thành phần 100% từ chất hữu cơ hay còn gọi là các hợp chất tự nhiên không qua phản ứng hóa chất hóa học. Nguồn để chế tạo phân hữu cơ đến từ như phân chuồng, than bùn, lá cây, tro,...
 
Trong phân hữu cơ chứa tất cả các thành phần chất dinh dưỡng mà cây cảnh và rau quả cần cho sự phát triển tốt nhất. Ngoài ra nó còn an toàn với sức khỏe con người.
 
Chính vì vậy chúng ta nên sử dụng loại phân này. Tuy nhiên có một vấn đề nếu như mua phân hữu cơ thì giá thành thường đắt hơn các loại phân hóa học thông thường. Do đó việc trồng rau tại nhà để tiết kiệm lại trở nên đắt đỏ hơn việc đi mua ngoài. Do đó tự mình làm phân hữu cơ sẽ tiết kiệm chi phí hơn nhiều lần.

Các bước làm phân hữu cơ tại nhà cho bạn

Bước 1: Lựa chọn thùng ủ phân

Khi thực hiện chúng ta cần cái gì đó để chứa đúng không nào? Nên chọn một chiếc thùng có dung tích lên tới 100-120 lít hoặc có thể nhỏ hơn 20-50 lít tùy vào số lượng mà bạn muốn tạo ra.
 
Nên chọn thùng có khả năng đậy kín để ủ phân, nên có một vài lỗ nhỏ để thoát nước ra bên ngoài. Nếu thùng không có lỗ sẵn thì nên đục nhé.

Bước 2: Chọn khu vực đặt thùng ủ phân

Vị trí đặt thùng ủ phân tốt nhất là nơi đất trống hoặc nền bê tông để giun hoặc sinh vật khác có thể xâm nhập vào bên trong. Vị trí đặt cũng nên có khả năng thoát nước tốt. Khu vực để nên có ánh sáng mặt trời chiếu vào để thúc đẩy nhanh quá trình ủ. Vì trong quá trình ủ sẽ bốc mùi hôi nên để xa nơi sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Bước 3: Phân loại nguyên liệu làm phân hữu cơ

Để cây phát triển nhanh và khỏe mạnh bạn cần cung cấp cho cây những chất dinh dưỡng cần thiết trong đó cacbon và nitơ là những chất không thể thiếu, những chất này có nhiều trong rác thải hữu cơ. Tuy nhiên, trước khi tự làm phân hữu cơ tại nhà, bạn cần phân loại các loại rác hữu cơ này thành 2 loại: rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu.
 
- Các loại rác thải có chứa ni tơ như: Rau quả, lá cây tươi; Tóc; Cỏ vụn xén; Cỏ tươi; Bã cà phê, đậu phộng, đậu;
 
- Các loại rác thải chứa Carbon để làm phân nâu như: Mùn cưa; Cỏ khô; Rơm rạ; Giấy; Lá khô; Vỏ trứng; Túi trà;
 
Để thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ và ức chế mầm bệnh trong phân trộn, bạn có thể sử dụng vi sinh ủ phân Compost để trộn với phân hữu cơ của mình hoặc có thể sử dụng đồng thời cả chế phẩm sinh học trichoderma. EcoClean Compost là sản phẩm giúp Phân hủy nhanh và nhiều các hợp chất hữu cơ, Tăng cường loại bỏ các nồng độ gây ô nhiễm, Giảm khí H2S, Khử mùi mẻ ủ, Kinh tế, dễ sử dụng, an toàn cho sức khoẻ & thân thiện với môi trường.

Bước 4: Trộn phân

Sau khi đã có phân nâu và phân xanh, chúng ta sẽ tiến hành trộn 2 loại này lại với nhau theo tỷ lệ phù hợp.
 
Cho 10 cm phân nâu vào bên trong sau đó là một lớp mỏng phân xanh. Tiếp tục là 10 cm phân nâu và cứ như thế xen kẽ cho tới khi đầy thùng chứa. Trộn đều hỗn hợp rồi đóng nắp thùng lại ủ trong thời gian 2 tuần.
 
Sau 2 tuần bạn tiến hành tưới nước vào bên trong thùng. Không nên tưới quá ướt, sau đó trộn đều, nếu phân bị hụt thì thêm phân nâu vào bên trong.
 
Sau khoảng 30 - 45 ngày thì phân đã phân hủy gần như hoàn toàn và có thể sử dụng được. Nếu bạn làm nhiều hơn thì thời gian ủ có thể lâu hơn.

Một số lưu ý khi ủ phân hữu cơ tại nhà

- Nên nhớ các loại rác thải mà bạn nên tránh không để chung vào làm phân hữu cơ như: Xương động vật (gà, lợn,bò,cá); Gia cầm và cá; Chất béo từ thực vật và sữa; Cá trứng; Phân người và vật nuôi chưa qua xử lý; Cỏ dại có hại; Gỗ đã qua chế biến; Vỏ sò,vỏ hến; Các loại vỏ trái cây có tinh dầu như cam quýt, những tinh dầu này sẽ gây hại cho quá trình phát triển của sinh vật có lợi; Sữa có chứa chất béo gây giảm oxi cho quá trình phát triển của vi sinh vật; Cá, gia cầm dễ mang nhiều mầm bệnh và gây ra mùi hôi thối khi ủ phân; Không nên cắt nhỏ phân ra vì như vậy sẽ giảm thiểu khoảng trống cho oxy xuất hiện bên trong thùng phân.
 
- Không nên cho quá nhiều phân xanh ni tơ vào bên trong.- Để kiểm tra nhiệt độ ủ, bạn có thể găm một cành cây vào bên trong phân để khoảng 5-6 ngày. Nếu rút ra và sờ vào phần thân được cắm có nhiệt độ mạnh thì đạt yêu cầu.
 
- Ngoài ra, còn phải xem xét tới độ ẩm của phân nữa. Ví dụ: Nếu bạn bóp mạnh thấy nước chảy ra từ tay thì chứng tỏ bạn đã thừa nước. Và khi bóp phân dính chặt lại thì lúc đó thấy độ ẩm đạt yêu cầu; Nếu không có nước hoặc bị vón lại và khối ủ tròn thì lượng nước trong đống ủ là đủ;
 
- Khi đống ủ quá khô bạn cần tưới đẫm nước và trộn đều phân, để nước ngấm vào đống ủ. Cho một ít và kiểm tra lượng nước. Ngược lại, nếu phân trộn quá ướt, chúng ta có thể thêm các nguyên liệu khô như cỏ khô và rơm.
 
Và đó là toàn bộ quá trình thực hiện cách làm phân hữu cơ tại nhà cho bạn. Hy vọng bài viết sẽ đem tới kiến thức giúp bạn tự mình thực hiện được ngay tại nhà và tiết kiệm được phần nào tiền khi trồng cây, rau tại nhà.
 
Bạn hài lòng về bài viết này chứ? Hãy cho chúng tôi biết nhé.
  • TỪ KHÓA:
  • cách ủ phân hữu cơ tại nhà , cách làm phân hữu cơ tại nhà , hướng dẫn ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa
Chương trình khuyến mãi   Xem thêm
news letter icon

Đăng ký nhận bản tin Awane

Đừng bỏ lỡ hàng ngàn sản phẩm và chương trình siêu hấp dẫn

© 2019 AWANE.VN - All Rights Reserved. - Design by: minhchien.xyz
 

X